您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo U19 Hà Tĩnh vs U19 Quảng Nam, 15h15 ngày 14/1: Tin vào U19 Hà Tĩnh
NEWS2025-01-14 20:37:01【Bóng đá】7人已围观
简介 Hồng Quân - 13/01/2025 21:53 Việt Nam evertoneverton、、
很赞哦!(445)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Lamphun Warrior vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 14/1: Cửa trên ‘tạch’
- Kết quả bóng đá Girona vs Barcelona
- U23 Việt Nam đi U23 châu Á đến thời HLV Hoàng Anh Tuấn tạo 'phép'
- Trump bất ngờ hối hận 'nói điều sai trái'
- Nhận định, soi kèo U19 Hà Tĩnh vs U19 Quảng Nam, 15h15 ngày 14/1: Tin vào U19 Hà Tĩnh
- Nữ chính trị gia 'nguy hiểm nhất' Đức nổi như cồn
- Kết quả bóng đá Brighton 3
- Trọng tài sai lầm, tuyển Việt Nam hụt vé bán kết sớm AFF Cup 2018
- Nhận định, soi kèo U20 Torino vs U20 Roma, 20h00 ngày 13/1: Tin vào cửa dưới
- Tốt nghiệp THPT, nên học nghề hay học đại học?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Monza vs Fiorentina, 2h45 ngày 14/1: Tiếp đà sa sút
- Đầu bếp sushi Nhật từng phục vụ Kim Jong Un khẳng định, đương kim lãnh đạo Triều Tiên không hề có ý định phát động chiến tranh chống lại Mỹ.189 cá nhân, tổ chức ở VN trong Hồ sơ Panama">
Đầu bếp Nhật giải mã kế hoạch chiến tranh của Kim Jong
- - Dù nhận Cầu thủ hay nhất trận khi tuyển Việt Nam ra quân AFF Cup 2018 thắng Lào 3-0, nhưng rõ ràng Công Phượng vẫn chưa làm người hâm mộ an tâm, khi tới đây đội bóng áo đỏ phải đối mặt với một Malaysia rất khó chơi ở Mỹ Đình...
Tuyển Việt Nam: Đây rồi "vũ khí" của thầy Park chiến Malaysia
Tiền đạo Anh Đức: "Tuyển Việt Nam không muốn bị xao lãng về chuyện vé"
Tuyển Việt Nam: Cần thay đổi gì để thắng Malaysia?
Công Phượng hay...
Phải thực tế nhìn nhận rằng, ở chiến thắng tuyển Lào ít ngày trước Công Phượng là một trong số những cầu thủ chơi tốt nhất bên phía tuyển Việt Nam khi thi đấu năng nổ, cũng như mang về bàn thắng mở tỉ số cho đội nhà.
Và việc khai thông thế bế tắc cho trận đấu đã giúp Công Phượng vượt lên trên Trọng Hoàng và đặc biệt là Quang Hải để nhận Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu, bất luận theo đánh giá từ giới chuyên môn lẫn người hâm mộ tiền vệ của CLB Hà Nội xứng đáng hơn.
Công Phượng đã có một trận đấu thành công trước tuyển Lào Nói như thế không có nghĩa Công Phượng không xứng đáng, bởi như đã nói với pha ập vào rất nhanh, dứt điểm tung lưới tuyển Lào, rồi đến thái độ thi đấu rất “nhiệt” suốt cả trận đấu mà tiền đạo con cưng của HLV Park Hang Seo thể hiện việc được vinh danh âu cũng là bình thường.
Chưa nói tới việc, trong một trận đấu tương đối tẻ nhạt về chất lượng những pha đi bóng theo cách rất riêng của Công Phượng cũng ít nhiều khiến chiến thắng trước Lào của tuyển Việt Nam sinh động hơn...
nhưng phải hay hơn nữa
Dù là cầu thủ hay nhất trong cuộc đối đầu với tuyển Lào, nhưng thực tế đây lại không phải trận đấu hay nhất từ trước đến này của Công Phượng. Và nhìn một cách công bằng ra, trong danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận ấy, tiền đạo của tuyển Việt Nam còn hàng loạt sai số cần phải chỉnh sửa.
Một trong những điều cần Công Phượng phải sửa đầu tiên nếu như muốn chọc thủng lưới Malaysia hoặc hiệu quả hơn lại không phải mới, khi chân sút của tuyển Việt Nam vẫn còn quá nhiều pha bóng rườm ra để khiến các đồng đội lỡ nhịp.
nhưng muốn xé lưới Malaysia cũng như toả sáng ở AFF Cup lần này, Công Phượng cần phải thay đổi nhiều hơn nữa Không ít lần trong trận đấu, dù cầm bóng và vượt qua được 1-2 sự truy cản bên phía hàng phòng ngự của Lào, nhưng rồi cũng... không để làm gì cả, khi Công Phượng lại khiến đồng đội lỡ nhịp di chuyển. Và nếu chủ động chuyền sớm hơn, e rằng mọi thứ đã khác.
Rồi ngay cả các pha cầm bóng quá lâu của Công Phượng cũng đã khiến cầu thủ này mắc lỗi để rất dễ tự gây ra chấn thương cho mình, điển hình với tình huống xuống biên ở phút 14 của trận đấu khi tiền đạo của tuyển Việt Nam dù không bị kèm quá rát nhưng lại căng hụt bóng vào trong trước khi mất đà và ngã.
Xử lý đơn giản, hiệu quả là những gì mà Công Phượng cần phải thay đổi, bởi chắc chắn rằng hàng phòng ngự của Malaysia không phải đơn giản, và “dễ nuốt” như những người đồng nghiệp bên phía Lào.
Kể cả khi trong quá khứ ở các lần đối đầu với U23 Malaysia, Công Phượng là người có được nhiều bàn thắng nhất cho U23 Việt Nam đến lúc này thì việc thay đổi cho tốt hơn cũng vẫn rất cần thiết.
Bởi như đã nói, cấp độ tuyển trẻ khác xa rất nhiều so với tuyển quốc gia. Cứ nhìn U23 Singapore thường tan tác ở SEA Games, nhưng lại là đội bóng có thành tích tốt thứ nhì ở AFF Cup bao năm qua là thấy...
Công Phượng đã hay, nhưng sự kỳ vọng thì chưa bao giờ dừng lại cầu thủ này, bởi đơn giản tiềm năng mà tiền đạo con cưng của HLV Park Hang Seo vẫn rất lớn, nếu biết tự thay đổi bản thân cho phù hợp...
Xuân Mơ
Malaysia tuyên bố dội "mưa gôn" Lào trước khi đấu tuyển Việt Nam
Tuyển Malaysia đặt mục tiêu không chỉ thắng Lào mà còn ghi thật nhiều bàn thắng làm vốn trước khi quyết đấu tuyển Việt Nam trên sân Mỹ Đình, bảng A AFF Cup 2018 lúc 19h30 ngày 16/11.
">Công Phượng phải hay hơn nữa để tuyển Việt Nam thắng ở AFF Cup 2018
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Sự việc đó khiến tôi vướng phải nhiều rắc rối. Nhiều phụ huynh thông cảm, gọi điện tâm sự, nhưng có một phụ huynh muốn làm to chuyện. Người này chia sẻ câu chuyện lên mạng, thông tin cho báo chí, thậm chí đi kiện... Tất cả chỉ nhằm “dạy cho thầy một bài học” vì cái tát với học sinh.
Tôi đã học được một bài học lớn, đó là sự nhiệt tình, tâm huyết đôi khi lại làm hại mình. Phụ huynh không cần tìm hiểu ngọn ngành sự việc, không cần biết nguyên nhân và cả hậu quả của việc họ làm.
Tôi đã nhận sai với phụ huynh và lãnh đạo trường. Tôi cũng đã gặp học sinh để cùng giải quyết sự việc. Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó. Một số phụ huynh và cả học sinh đã đẩy câu chuyện đi xa hơn.
Những danh từ họ gán cho tôi như “thầy giáo côn đồ”, “thầy bạo hành” xuất hiện. Nhưng họ không hiểu rằng, chính tôi đã bị bạo hành về tinh thần đến mức không thể kiềm chế bản thân.
Một cái tát của thầy giáo với học trò ở thời xưa có thể là mở đầu cho những răn dạy khác từ bố mẹ, là cái răn theo học sinh suốt cuộc đời. Nhưng giờ đây, một cái tát, thậm chí một lời nói sẽ là tai họa với chính giáo viên, bởi không chỉ bị tước đi uy danh người thầy, mà còn khó lấy lại nhiều điều.
Với điện thoại, máy ghi hình, internet và mạng xã hội, nhiều người sẵn sàng chửi bới, thóa mạ chính thầy cô của họ, của con cái họ, nếu việc nào đó không vừa ý. Thật đáng sợ!
Tôi dần thu mình lại, không cảm nhận được sự an toàn trong môi trường của mình. Tôi thấy sợ phụ huynh và sợ cả những học sinh mà hằng ngày thầy trò vẫn cùng nhau vui đùa.
Sau sự việc, nhiều phụ huynh và học sinh của lớp đó có bày tỏ mong muốn tôi tiếp tục dạy lớp, bởi cảm nhận được sự nhiệt huyết và tận tâm, nhưng tôi không thể. Tôi thấy sợ cảm giác đứng trên bục giảng trước một số học sinh tự hào rằng đã có uy trước thầy hay nếu mình muốn, thầy đã bị đuổi việc, mất nghề.
Tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm. Trách nhiệm trước đây và bây giờ của tôi đã khác nhau nhiều. Tôi không còn dám la mắng một học sinh không học bài cũ, không dám phê bình một học sinh nào trước lớp, không dám nói mạnh khi thấy nhiều học sinh chửi bậy, xả rác... Bởi, trong mắt các em bây giờ, tôi đâu còn vị thế gì nữa, là thầy giáo bạo hành.
Tôi thấy mình và nhiều thầy cô khác ở đó.
Sự tâm huyết, tận tâm với học sinh của tôi bắt đầu lung lay. Bây giờ, tôi lên lớp với tư cách một thầy dạy chữ, đem hết trí tuệ và công sức vào bài giảng, giúp học sinh lĩnh hội tri thức. Những vấn đề khác của học sinh, tôi không còn quan tâm như trước.
Thành thật tôi đã suy nghĩ nhiều về việc bỏ nghề - một nghề mà mình từng đam mê mãnh liệt, coi là niềm vui và hạnh phúc cuộc đời, ngay cả khi đồng lương ít ỏi.
(Ghi theo lời kể của một giáo viên THPT)
LỜI TÒA SOẠNÁp lực của giáo viên về chuyện kỷ luật học sinh thực sự đang hiện hữu. Không ít thầy cô cho rằng việc tâm sự, khuyên nhủ hay răn đe, với một số học sinh, vẫn không thể giải quyết được vấn đề.
VietNamNet mở diễn đàn "Kỷ luật học đường như thế nào để phù hợp?", rất mong được sự đóng góp ý kiến của độc giả.
Ý kiến gửi về [email protected]. Xin cảm ơn!
">Cái tát học sinh và trăn trở phía sau của thầy giáo
Nhận định, soi kèo U21 Sheffield Wed vs U21 Hull City, 19h00 ngày 13/1: Kịch bản quen thuộc
- Mục tiêu của chúng là đánh chiếm thành phố Stalingrad, phá vỡ giao thông trên sông Volga và làm chủ hoàn toàn vùng lãnh thổ bên phải Volga.
Đến ngày 17/7/1942, Tập đoàn quân (TĐQ) Đức số 6 của Paulus đã tiến sát tuyến phòng thủ chủ yếu của Hồng quân do TĐQ 62 thuộc Phương diện quân (PDQ) Stalingrad đảm nhiệm, và thực hiện ý đồ bao vây tiêu diệt đơn vị này nhằm đột phá vào Stalingrad, thậm chí vượt sông Đông.
Tất cả những ai có thể cầm súng chiến đấu đều được điều về bảo vệ Stalingrad. Ảnh: Tass Một giờ đêm 27/7, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin phái Tổng tham mưu trưởng A. Vasilyevsky bay đến mặt trận trực tiếp chỉ đạo và giúp PDQ Stalingrad tổ chức phòng thủ thành phố. Ngày 28/7, với tư cách là Dân uỷ Quốc phòng, Stalin kí Chỉ lệnh số 227 nêu rõ “... Nếu cứ rút lui, chúng ta sẽ không có lúa mì, không có nhiên liệu, không có kim loại, không có nhà máy và công xưởng, không có đường sắt. Khẩu hiệu chủ yếu lúc này của chúng ta là: Không được lùi một bước”.
Những cố gắng và hi sinh của bộ đội đã mang lại kết quả. Địch bị rối loạn trong hành động và tạm thời đánh mất khả năng tiến công, không bao vây được TĐQ 62 mà âm mưu chiếm các bến vượt sông Đông và nhằm tới Stalingrad cũng phá sản.
Bộ Tổng chỉ huy Đức quyết định điều cánh quân vốn đang tiến công theo hướng Kavkaz quay ngoặt xuống phía Nam, cùng cánh quân phía Bắc kẹp toàn bộ Stalingrad vào gọng kìm thép khổng lồ.
Ngày 6/8, quân Đức chuyển sang tiến công. Địch tăng cường sức ép. Hồng quân chiến đấu anh dũng nhưng tình hình ngày một nghiêm trọng. TĐQ 62 bị cắt đứt khỏi các đơn vị khác. Lực lượng Hồng quân hiện có ở Stalingrad không đủ để đánh tan quân địch, cần phải có viện binh.
Ngày 12/9/1942, Hitler quyết định tạm dừng tiến công và chọn “giải pháp trung bình” cho trận Stalingrad. Theo đó, không đặt vấn đề chiếm hẳn thành phố, mà làm cho nó mất hết ý nghĩa là một trung tâm công nghiệp quốc phòng và đầu mối giao thông quan trọng, khi có thời cơ thì lập tức tiến công cơ động qua tuyến cuối cùng được vạch ra trong “giải pháp trung bình”.
Trận chiến Stalingrad được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2. Ảnh: Tass Cùng ngày, Stalin có cuộc họp với các tướng G. Zhukov và A. Vasilyevsky. Ba người thống nhất tổ chức phản công, chọc thủng phòng tuyến địch và bao vây tiêu diệt cánh quân Stalingrad của chúng. Quân Đức sẽ phải thực hiện một mũi đột kích từ ngoài vào để giải vây. Khi đó, Hồng quân sẽ bủa vây bằng hai lớp – lớp trong là tuyến bao vây trực tiếp, lớp ngoài là tuyến đánh địch đột kích từ bên ngoài.
Ngày 19/11/1942 bắt đầu giai đoạn 2 của trận đánh, Hồng quân chuyển sang phản công. Sau khi đập tan tuyến phòng thủ hai bên sườn quân địch, Hồng quân phát triển tiến công theo hai hướng và đến ngày 23/11 thì hai cánh quân này gặp nhau, tạo thành một vòng tròn vây chặt 22 sư đoàn quân Đức cùng 160 đơn vị lẻ gồm 330 nghìn quân. Quân Đức phá vây, nhưng các mũi đột kích bị nghiền nát.
Từ ngày 16 đến ngày 30/12, Hồng quân đập tan TĐQ Sông Đông mới được Bộ Chỉ huy Đức vội vã thành lập. Ngày 10/1/1943, Hồng quân bắt đầu chiến dịch Chiếc vòng, lần lượt tiêu diệt quân địch ở phía Tây rồi phía Nam vòng vây, tiếp đó chia cắt quân địch còn lại làm hai mảng để xoá sổ từng mảng một.
Ngày 31/1, cánh quân Đức ở phía Nam do Paulus chỉ huy ngừng kháng cự. Ngày 2/2, cánh quân phía Bắc đầu hàng nốt. 91.000 sĩ quan và binh sĩ Đức bị bắt làm tù binh, gần 140.000 tên bị tiêu diệt trong chiến dịch Chiếc vòng. Còn nếu tính toàn bộ giai đoạn 2 thì phía Đức mất 800.000 quân, 2.000 xe tăng, 10.000 pháo và súng cối cùng 3.000 máy bay.
Trận Stalingrad là trận đánh khổng lồ nhất trong Thế chiến 2 và lịch sử chiến tranh nói chung. Số quân Đức bị tiêu diệt, bị thương, bị bắt làm tù binh và mất tích lên đến 1,5 triệu tên, tức một phần tư binh lực trên mặt trận Xô - Đức.
Chiến thắng Stalingrad tạo bước ngoặt quyết định cho Chiến tranh Vệ quốc và Thế chiến 2. Từ đây, Hồng quân Liên Xô giành được ưu thế chiến lược. Thất bại ở Stalingrad làm rung chuyển cả nước Đức, làm các nước chư hầu mất lòng tin vào Đức. Trong khi đó, phong trào chống phát xít ở các nước bị tạm chiếm được khích lệ, bổ sung nguồn năng lượng mới.
Nguyên Phong
">Trận đánh lớn nhất lịch sử chiến tranh diễn ra như thế nào?
"Độc cô cầu bại" Nguyễn Trần Duy Nhất Ở SEA Games 32, có 7 quốc gia đăng ký dự môn Kun Khmer. Hiện tại, các quốc gia đã đăng ký danh sách VĐV chính thức dự các hạng đấu của môn này.
“Tôi tham dự nhiều kỳ SEA Games, nên lần này muốn trao cơ hội cho các VĐV trẻ. Tôi cũng đã lớn tuổi, sức khỏe không còn như trước. Nhưng tôi có kinh nghiệm, và sẽ truyền đạt cho các VĐV”,Nguyễn Trần Duy Nhất tiết lộ về lý do quyết định không thi đấu ở SEA Games 32.
“Lần đầu tiên làm HLV, tôi phải lo nhiều thứ cho đội. VĐV chỉ ăn tập, còn HLV cực hơn. Tôi cùng toàn đội đang có sự chuẩn bị tốt nhất cho SEA Games 32”, võ sĩ từng 9 lần vô địch thế giới Muay Thái nói thêm.
">Nguyễn Trần Duy Nhất tiết lộ lý do không dự SEA Games 32
- Vậy nhưng, ít người - kể cả người Mỹ, biết rằng trước vụ khủng bố ngày 11/9/2001, xứ Cờ hoa từng là mục tiêu khủng bố của nước Đức phát xít trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ II.
Một trong những nhân vật đầu tiên nảy ra ý định tấn công Mỹ là Bộ trưởng Thông tin Joseph Goebbels. Với chủ trương đánh sập toà nhà Empire State, một biểu tượng của nước Mỹ thời bấy giờ, Goebbels cho rằng đây không chỉ thuần tuý là hành động quân sự, mà còn có ý nghĩa chính trị to lớn là gây hoang mang cho dân chúng Mỹ.
Goebbels đảm bảo với Hitler rằng, nếu bị tấn công vào khu nhà chọc trời, nước Mỹ và kéo theo nó là các nước Đồng minh sẽ bị tê liệt ý chí tiếp tục chiến tranh, tiến đến kí hoà ước riêng rẽ với nước Đức.
Phương tiện mà Goebbels đề nghị dùng cho cuộc tấn công là tên lửa A9-A10 do Tổng công trình sư Herman Obert - cha đẻ của ngành khoa học vũ trụ Đức thiết kế. Đây là loại tên lửa có cánh, trọng lượng cất cánh 10 tấn, hoạt động theo chế độ dẫn đường bằng vô tuyến, có tầm bay tối đa 4.800km, đủ để bay đến các bang của Mỹ như New York, Washington...
Trùm phát xít Joseph Goebbels. Ảnh: Wikiepdia Những người tiếp theo nêu ý đồ tấn công nước Mỹ là chuyên gia chế tạo tên lửa Wernher von Braun và Tư lệnh lực lượng biệt kích Otto Skorzeny. Lúc bấy giờ Đức đang triển khai công việc thử nghiệm tên lửa Paul-2, và trong đầu hai vị này chợt nảy ra ý nghĩ gắn thêm cho tên lửa một ca-bin dành cho phi công điều khiển, thành lập các phi đội tên lửa Paul-2 cảm tử đánh vào các biểu tượng của nước Mỹ.
Chủ trương của Goebbels và Skorzeny khi báo cáo lên Hitler lập tức được “Quốc trưởng” tán thưởng và phê duyệt. Y gộp hai kế hoạch vào làm một, đặt tên là chiến dịch Pastorius và do y đích thân chỉ đạo. Vấn đề tìm phi công cảm tử không khó khăn gì, vì có rất nhiều người tình nguyện hi sinh vì “Quốc trưởng”.
Công việc chuẩn bị được xúc tiến khẩn trương, tháng 3/1944 đã thành lập được nhóm phi công cảm tử đầu tiên, trong đó có cả một nữ phi công tên là Hanna Ray. Thế nhưng, những khó khăn về mặt kĩ thuật đã ngăn cản Hitler thực hiện ý đồ và giúp nước Mỹ tránh được thảm hoạ.
Vấn đề là ở chỗ, tên lửa A9-A10 được điều khiển vô tuyến. Muốn vậy, tại các mục tiêu đã lựa chọn, tức trên nóc các toà nhà chọc trời phải có hệ thống hoa tiêu dẫn đường vô tuyến. Phái các điệp viên mang theo thiết bị định vị vô tuyến sang nước Mỹ, rồi tổ chức cho những điệp viên này xâm nhập vào các toà nhà, trèo lên nóc và lắp các trạm thu phát... là việc không khả thi.
Còn về phần các tên lửa Paul-2, muốn nhanh chóng vượt quãng đường từ Đức tới Mỹ thì phải bay ra ngoài khoảng không vũ trụ gần Trái đất. Thế nhưng trình độ khoa học kĩ thuật lúc đó chưa đủ sức chế tạo phương tiện đảm bảo sự sống cho phi công trước khi tên lửa bay đến mục tiêu.
Trong khi các nhà khoa học Đức đang gấp rút tìm cách khắc phục yếu tố này thì tiếng súng tấn công Berlin của các đơn vị Hồng quân Liên Xô đã vang lên, chiến dịch Pastorius theo đó cũng tan thành mây khói.
Trong khi đó, tướng Valter Selenberg – Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại chủ trương tuyển chọn, huấn luyện các đơn vị đặc nhiệm thực hiện các vụ khủng bố trên đất Mỹ. Đô đốc Kanaris – Giám đốc Tình báo Quân sự đưa ra kế hoạch tấn công phá huỷ nhà máy thuỷ điện trên thác Niagara, phá đập nước ở bang Ohio và hàng loạt ngân hàng, trung tâm thương mại trên đất Mỹ. Một nhóm biệt kích được tuyển chọn và tập trung huấn luyện ở ngoại ô Brandenburg.
Kế hoạch của hai tên trùm tình báo tưởng chừng đã thành công. Các chuyến tàu ngầm chở các toán biệt kích đã lần lượt rời cảng Bordeaux (Pháp) lúc này còn bị quân Đức chiếm đóng và đổ quân vào các cảng nước Mỹ.
Thật vô phước cho Hitler, ngay trong lần đổ bộ đầu tiên trên tàu ngầm U-584, tên chỉ huy toán biệt kích do lóng ngóng đã ngã từ boong tàu xuống nước và bị lạc đồng bọn. Khi y hỏi thăm đường về một quán bar - điểm hẹn của cả toán, trang phục ướt như chuột lột của tên này đã gây nghi ngờ cho viên trung sĩ Mỹ đang đi tuần tra.
Lệnh báo động được phát ra, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ toàn bộ toán biệt kích Đức bị bắt giữ. Các toán biệt kích sau cũng thay nhau bị cơ quan phản gián Mỹ giăng lưới và tóm gọn. Một thời gian sau, bọn chúng bị đưa ra toà xét xử và nhận các án tù khác nhau, trong đó có đến 6 tên nhận án tử hình.
Như vậy, từ chiến dịch Pastorius đến kế hoạch xâm nhập bằng tàu ngầm, mọi ý đồ của bọn phát xít đã theo chân những người sinh ra chúng mà tan như bong bóng xà phòng. Tuy nhiên, vì lo sợ người dân bị hoảng loạn nên Chính phủ Mỹ cũng giữ bí mật thông tin về vụ việc này và mãi gần đây mới công bố.
Nguyên Phong
">Giải mật vụ nước Mỹ từng bị Hitler âm mưu khủng bố